Cách phòng tránh sốt xuất huyết khi thời tiết nắng nóng, mưa nhiều

[ad_1]

Sốt xuất huyết có thể gây đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu), tụt huyết áp, có thể tử vong.

Theo BS Lê Xuân Thủy, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra.

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn.

Cách phòng tránh sốt xuất huyết khi thời tiết nắng nóng, mưa nhiều - 1

(Ảnh minh họa).

Biểu hiện của bệnh

Thể bệnh nhẹ:

- Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.

- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

- Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

BS Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai chỉ rõ những điều cần làm để nhanh khỏe ở bệnh nhân sốt xuất huyết:

1. Đủ dịch (uống đủ và đúng loại dinh dưỡng-tốt cho sức khỏe).

2. Kiểm soát các triệu chứng tốt (thuốc hạ sốt Paracetamol, đúng liều đúng khoảng cách, không dùng Iburprofen).

3. Nghỉ ngơi (ngủ và vận động nhẹ nhàng).

4. Dinh dưỡng đúng ( ăn những thực phẩm tốt, tránh những đồ ăn không tốt).

5. Theo dõi sát tình trạng sức khỏe, chủ động phát sớm các dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất có 1 sự theo dõi – giám sát của 1 bác sỹ gia đình.

BS. Đỗ Tuấn Anh chia sẻ thêm, việc phòng mất nước/ thiếu dịch là rất quan trọng trong chăm sóc, điều trị trẻ sốt xuất huyết vì nguy cơ mất nước do sốt cao liên tục, nôn hoặc uống không đủ nước so với nhu cầu.

Trong giai đoạn trẻ mắc bệnh và hồi phục, một số thực phẩm giúp trẻ hồi phục nhanh như: nước dừa, nước hoa quả giàu vitamin C, các loại rau xanh...

Những thực phẩm nên tránh cho trẻ sốt xuất huyết ăn như: Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga; gia vị cay...

Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/cach-phong-tranh-sot-xuat-huyet-khi-thoi-tiet-nang-nong-mua-nhieu-a60...

Người đàn ông hạ tiểu cầu về 0, chảy máu không cầm sau vài ngày có dấu hiệu sốt xuất huyết

Bệnh nhân chảy máu nhiều ở vùng răng và chảy máu ở vùng chân bị sùi không cầm được, nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Theo DIỆU THU (Người đưa tin)

[ad_2] Nguồn: 24h https://tinytedanang.com/cach-phong-tranh-sot-xuat-huyet-khi-thoi-tiet-nang-nong-mua-nhieu/?feed_id=221&_unique_id=645ab281282c9