Đêm ngủ mà tỉnh giấc vào khung giờ này, cảnh báo sức khỏe của bạn đang kêu cứu

[ad_1]

Ngủ đêm, nếu bất chợt tỉnh giấc vào một thời điểm nào đó, có thể là một vấn đề bình thường. Nhưng nếu thường xuyên tỉnh giấc vào một khung giờ cố định thì hãy cẩn trọng.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, 12 cơ quan trong hệ thống kinh lạc của cơ thể có khoảng thời gian hoạt động tối ưu khác nhau trong vòng 24 tiếng của 1 ngày. Mỗi cơ quan sẽ hoạt động tối ưu và "sạc" năng lượng trong khoảng thời gian 2 tiếng.

Khi nguồn năng lượng của các cơ quan này bị chặn hoặc cản trở, cơ thể sẽ phát ra các tín hiệu cảnh báo. Nếu thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ vào một khung giờ nhất định có thể báo hiệu một cơ quan đang bị mất cân bằng, không được ‘sạc’ đủ năng lượng và khiến bạn bị tỉnh giấc.

Đêm ngủ mà tỉnh giấc vào khung giờ này, cảnh báo sức khỏe của bạn đang kêu cứu - 1

Ảnh minh họa

4 bệnh có thể bạn mắc phải nếu thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm

Nóng gan

Nếu gan bị nóng, một người sẽ dễ dàng bị tỉnh giấc vào lúc 1-3 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để chuyển hóa gan. Sau một ngày "làm việc chăm chỉ", vào ban đêm, gan có thể được nghỉ ngơi và điều chỉnh nhưng gan bị quá "nóng" sẽ dễ dàng khiến cho việc chuyển hóa không được suôn sẻ, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các kinh tuyến gan, dẫn đến tỉnh giấc.

Khí phổi không đủ

3-5 giờ sáng cũng là khoảng thời gian chức năng phổi hoạt động mạnh nhất, nhưng nếu thường xuyên tỉnh táo vào thời điểm này, như vậy cũng chứng tỏ là do phổi bị nóng, khí phổi không đủ. Một khi khí phổi không đủ cũng dễ làm cho da khô, lỗ chân lông thô to, tức ngực khó thở, ho kéo dài, cảm lạnh... Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này bạn phải đi khám kịp thời.

Mắc bệnh trầm cảm

Theo thực tế, đối với bệnh nhân trầm cảm, vào khoảng 3 giờ sáng cũng rất khó ngủ. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhân trầm cảm bởi họ thường có cảm xúc tiêu cực rất cao, chủ yếu là cảm xúc bi quan, thường càng nghĩ bộ não càng phấn khích, tâm trạng càng buồn. Có thể nói họ cũng không dễ dàng kiểm soát suy nghĩ của mình, vì vậy, rất khó để có một giấc ngủ ngon lành đến sáng.

Rối loạn nội tiết

Tuổi tác tăng lên, con người từ từ bước vào thời kỳ mãn kinh. Sang khoảng thời gian này, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ dần giảm, đặc biệt là dễ bị rối loạn nội tiết. Nội tiết chịu trách nhiệm cho hoạt động bình thường của chức năng thần kinh, lúc này một khi bị ảnh hưởng cũng dễ dàng làm cho một người tỉnh táo vào giữa đêm và khó ngủ trong một thời gian dài.

Làm gì để lấy lại giấc ngủ lúc nửa đêm

Để đêm có thể ngủ sâu, ngủ ngon, buổi tối trước khi ngủ hãy dành 30 đến 60 để thư giãn và chuẩn bị cho cơ thể và tâm trí sẵn sàng với giấc ngủ. 

Nếu bạn thức dậy lúc 3 giờ sáng (hoặc bất cứ lúc nào trong giờ ngủ), dành 15 đến 20 phút để ngủ trở lại. Nếu bạn tỉnh giấc lâu hơn thế thì tốt nhất là ra khỏi giường và tập thở sâu và tập thư giãn. Khi cơ thể bạn bình tĩnh lại và bạn cảm thấy buồn ngủ trở lại, hãy quay trở lại giường.

Tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động, kiểm tra email hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể khiến não bạn nghĩ rằng đã đến lúc thức dậy và làm việc. 

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/dem-ngu-ma-tinh-giac-vao-khung-gio-nay-canh-bao-suc-khoe-cua-b...

Phát hiện “điều bí ẩn trong đêm” liên quan đến 2 căn bệnh chết người

Mối liên hệ bất ngờ mà các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra cho thấy cách mà những gì xảy ra trong đêm khiến một số người dễ bị tiểu đường Type 2 và sa sút trí tuệ tấn công...

Theo M.H (th) (Gia đình & Xã hội)

[ad_2] Nguồn: 24h https://tinytedanang.com/dem-ngu-ma-tinh-giac-vao-khung-gio-nay-canh-bao-suc-khoe-cua-ban-dang-keu-cuu/?feed_id=29488&_unique_id=65f7a1d35e434