Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Michael T. Lu, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hình ảnh Tim mạch tại Massachusetts,Mỹ, cho biết: “Công cụ AI (Trí tuệ nhân tạo) mở ra cơ hội sàng lọc đối với những người không bao giờ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao bằng cách sử dụng tia X ngực hiện có”.
Chỉ bằng xét nghiệm X-quang, chương trình Trí tuệ nhân tạo có thể phát hiện sớm nguy cơ cao mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá.
Điều này rất quan trọng vì Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN) chỉ khuyến nghị chụp CT ung thư phổi cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi từ 1,3% trở lên trong vòng sáu năm - hiện bao gồm những người hút thuốc hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 10 đến 20% bệnh ung thư phổi xảy ra ở những người không hút thuốc. Nhưng vì các bác sĩ không có cách nào để dự đoán những người không hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất nên họ đã bị loại khỏi hướng dẫn của liên bang về khuyến nghị sàng lọc.
Trí tuệ nhân tạo có thể phát hiện sớm ung thư phổi
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình AI, được đặt tên là "Rủi ro phổi CXR" trên hàng nghìn bức ảnh chụp X-quang ngực của những người không hút thuốc trong độ tuổi từ 55 đến 74. AI đã xác định được 28% có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.
Trong nhóm có nguy cơ cao này, gần 3 trong 100 người mắc bệnh ung thư phổi trong vòng 6 năm - cao hơn gấp đôi ngưỡng tối thiểu đưa ra khuyến nghị sàng lọc. Các nhà nghiên cứu đã trình bày kết quả của họ tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X quang Bắc Mỹ (RSNA), diễn ra từ ngày 26-30/11 vừa qua.
CXR Lung-Risk là một mô hình học sâu, bằng cách nhận dạng các mẫu và từ trải nghiệm của chính hệ thống khi di chuyển dữ liệu giữa nhiều lớp mạng lưới thần kinh. Các nhà nghiên cứu đã huấn luyện thuật toán này với 147.497 ảnh chụp X-quang ngực của 40.643 người hút thuốc không có triệu chứng cũng như những người không hút thuốc từ Thử nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, đại trực tràng và buồng trứng (PLCO) diễn ra từ năm 1993 đến năm 2001. Một số người trong số này đã tiếp tục phát triển ung thư phổi trong vòng sáu năm kể từ khi đưa vào thử nghiệm.
Sau đó, AI xem xét các ảnh chụp X-quang, được chụp từ năm 2013 đến năm 2014, từ 17.407 người không hút thuốc để xác định khả năng chẩn đoán trong tương lai, phân loại bệnh nhân thành các nhóm có nguy cơ thấp, trung bình và cao.
2,9% bệnh nhân trong nhóm có nguy cơ cao tiếp tục phát triển ung thư phổi cao gấp 2,1 lần so với nhóm có nguy cơ thấp. Họ cũng vượt quá ngưỡng rủi ro 1,3% khi đưa ra khuyến nghị sàng lọc.
Nguồn: [Link nguồn]
Ung thư phổi khiến khoảng 35.000 người ở Anh và 120.000 người ở Mỹ tử vong mỗi năm, là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 trên toàn thế giới.
Theo Hà Thu (Theo Live Science) ([Tên nguồn])