Mùa lạnh, cơ thể có 6 dấu hiệu này cần khám tim mạch càng sớm càng tốt!

[ad_1]

Với bệnh tim mạch, việc phát hiện và điều trị sớm là chìa khóa để duy trì sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh tim mạch gây ra.

Vào mùa đông, thời tiết miền Bắc thường xuống thấp, điều này không chỉ gây cảm giác lạnh giá thường trực, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người dân mà còn tiềm ẩn những mối nguy cho tim mạch.

Nhiều khảo sát cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là các cơn đau tim tăng lên đáng kể vào mùa Đông. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy nguy cơ bị đau tim tăng khoảng 2% sau mỗi lần giảm 1,8 độ F. Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng những ngày có nhiệt độ dưới mức đóng băng làm tăng tỷ lệ đau tim cao nhất.

Mùa lạnh, cơ thể có 6 dấu hiệu này cần khám tim mạch càng sớm càng tốt! - 1

Ảnh minh họa

Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp có xu hướng kích hoạt hệ thần kinh giao cảm tăng tiết nội tiết tố catecholamine, dẫn đến các mạch máu ngoại vi co lại, tạo ra nhiều áp lực lên tim, tim phải làm việc nhiều để bơm máu đi khắp cơ thể. 

Nhịp tim nhanh và huyết áp tăng lên tuy là một phản ứng bình thường khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh, nhưng nếu không được kiểm soát có thể gia tăng cơn đau tim ở những người đang có bệnh tim mạch. Đồng thời, khi các mạch máu tim co lại, lưu lượng máu đến tim giảm dẫn đến cung cấp oxy giảm, làm tăng nguy cơ đau tim.

6 dấu hiệu cánh báo bệnh tim mạch, cần khám càng sớm càng tốt

Mệt mỏi quá mức

Mệt mỏi có thể có nhiều nguyên nhân. Đôi khi nó chỉ đơn giản là bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn do suy nhược cơ thể. Nhưng cảm giác kiệt sức có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, có thể liên quan đến tim mạch.

Khi mệt mỏi liên quan đến bệnh tim, bạn cảm thấy không thể thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.

Đau thắt ngực

Mặc dù đau thắt ngực có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nhưng đây là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tim. Đau thắt ngực là một loại đau ngực do lưu lượng máu đến tim giảm và là một triệu chứng của bệnh động mạch vành.

Đau thắt ngực thường được mô tả là cảm giác bị ép, áp lực, nặng nề, căng cứng hoặc đau ở ngực. Có thể có cảm giác như có một khối nặng đè lên ngực.

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh có cảm giác như tim bạn đập mạnh hoặc lỡ nhịp. Khi tim đập nhanh, bạn có thể cảm thấy tim mình đang đập ở ngực, cổ hoặc cổ họng.

Triệu chứng này có thể xuất hiện khi bạn hồi hộp, lo lắng, vận động với cường độ mạnh... nhưng đây cũng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim.

Mùa lạnh, cơ thể có 6 dấu hiệu này cần khám tim mạch càng sớm càng tốt! - 2

Ảnh minh họa

Khó thở

Tim và phổi là 2 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó thở. Tim và phổi của bạn phối hợp với nhau để đưa oxy đến máu và các mô và loại bỏ carbon dioxide. Nếu một trong hai cơ quan này hoạt động không bình thường thì sẽ dẫn tới tình trạng có quá ít oxy hoặc quá nhiều carbon dioxide trong máu. Khi điều này xảy ra, cơ thể bạn sẽ phải thở mạnh hơn để lấy thêm oxy vào hoặc đẩy carbon dioxide ra ngoài.

Các tình trạng về tim có thể gây khó thở như suy tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim...

Chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khoẻ, đôi khi chỉ là do cơ thể suy nhược, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, chẳng hạn như rung tâm nhĩ - gây ra nhịp tim không đều, đau tim, ngất do thần kinh tim hoặc tụt huyết áp đột ngột...

Hiện tượng phù nề

Sau khi ngủ dậy nếu bạn cảm thấy mặt bị căng phù, mí mắt trĩu nặng, hoặc có thể chân bị phù ở một vài thời điểm nhất định trong ngày, đột nhiên đi giày dép chật… thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, vì có thể đây là những triệu chứng của bệnh suy tim.

Người bệnh tim cần làm gì để ngăn ngừa bệnh tái phát

Mùa lạnh, cơ thể có 6 dấu hiệu này cần khám tim mạch càng sớm càng tốt! - 3

Ảnh minh họa

Chữa dứt điểm bệnh viêm đường hô hấp

Nếu bạn có các dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp, bạn cần chủ động nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước. Trường hợp sử dụng thuốc, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ.

Ngủ dậy không nên bật dậy ngay 

Buổi sáng trời lạnh, người cao tuổi và người mắc bệnh tim mạch không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức vì sẽ gây kích thích mạch máu não, tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến đột quỵ. Thay vào đó, nhóm người này được khuyên nên nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi rồi mới từ từ ngồi dậy.

Không để lạnh khi dậy 

Người cao tuổi thường xuyên có thói quen thức dậy vào ban đêm hoặc nửa đêm về sáng để đi vệ sinh. Việc bật dậy đột ngột hoặc mặc áo quá mỏng khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, cũng rất dễ xảy ra đột quỵ Chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi, bệnh tim mạch, huyết áp cao khi dậy giữa đêm cần chú ý mặc ấm, đặc biệt giữ ấm phần đầu, nên đi vệ sinh trong phòng kín gió.

Không tắm muộn

Nhóm người sức khỏe yếu, đang mắc bệnh tim mạch nên đi tắm trước 6 giờ tối, sau khoảng thời gian này nhiệt độ xuống thấp sẽ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt không nên tắm quá muộn, nhất là không tắm sau 22 giờ đêm vì khoảng thời gian này rất dễ gây sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Tránh tắm quá lâu hoặc tắm bằng nước lạnh. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do nước lạnh.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, mỗi người cần phải ăn đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Tránh ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh. Cần hạn chế uống rượu vì làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Không uống cà phê hay hút thuốc trong vòng 1 giờ trước khi làm việc nặng vì chúng làm tăng nhịp tim.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn nhiều dầu cá để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong phân tích của mình, các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra rằng, những người mắc bệnh tim mạch mà có họ hàng gần, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em ruột, cũng như có hàm...

Theo M.H ([Tên nguồn])

[ad_2] Nguồn: 24h https://tinytedanang.com/mua-lanh-co-the-co-6-dau-hieu-nay-can-kham-tim-mach-cang-som-cang-tot/?feed_id=30643&_unique_id=6606e19fed6ed