Tăng huyết áp được coi là 'kẻ giết người thầm lặng'. Bệnh tim, não, mạch máu, thận, đột quỵ... đều là những căn bệnh có thể được gây ra bởi chứng huyết áp cao. Những loại rau củ sau đây gần như mùa nào cũng có tại các chợ ở Việt Nam, giá rất rẻ nhưng công dụng vô cùng giúp hạ huyết áp.
Cần tây
Cần tây có vị ngọt, tính mát, không độc, có công dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu, mát huyết, điều kinh. Bệnh nhân cao huyết áp bị nhức đầu và sưng não, mặt đỏ bừng, xúc động hưng phấn, có thể rửa sạch cần tây tươi cả lá và rễ, chần qua nước sôi trong 2 phút, giã lấy nước cốt để uống, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần. Làm như vậy có thể làm giảm huyết áp và các triệu chứng của nó cũng biến mất.
Ngoài ra, trong bữa cơm hàng ngày, bạn cũng nên thường xuyên ăn thêm cần tây, tảo bẹ, hành tây… sẽ mang lại công dụng hạ huyết áp.
Hạt lạc
Giá trị nổi bật của lạc là chứa nhiều axit béo không no cần thiết cho cơ thể con người, nhưng xét cho cùng, chúng có hàm lượng chất béo cao, calo cao và tạo cảm giác béo ngậy.
Trong giấm có nhiều axit hữu cơ nên ngâm lạc trong giấm hơn 1 tuần, và ăn 7 đến 10 hạt lạc ngâm giấm mỗi đêm trong 1 tuần, có thể làm giảm huyết áp, làm mềm mạch máu và giảm cholesterol.
Tuy nhiên, cần lưu ý lượng ăn vừa phải, tối đa chỉ 10 hạt và súc miệng kịp thời sau khi ăn, nếu không sẽ có hại cho răng miệng. Hoặc bạn có thể ăn lạc không (chín hay sống đều mang lại kết quả tốt).
Rau rút
Rau rút có tính hàn, vị ngọt có tác dụng rõ rệt trong thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Đặc biệt, rau rút rất tốt với người bị bệnh tăng huyết áp.
Trong rau rút có chứa chất polysacarid có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp. Trong mộc nhĩ chứa chất axít tác dụng hạ cholesterol trong máu.
Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.
Cải cúc
Rau cải cúc có tính mát, vị tê, có tác dụng hòa tỳ vị, lợi tiểu, an tâm khí, tiêu đờm… Đặc biệt, trong rau cải cúc có chứa chất kiềm mật có tác dụng trong việc làm giảm huyết áp, bổ não. Ngoài ra, rau cải cúc giàu chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giúp làm giảm cholesterol.
Rau diếp
Rau diếp có tính mát, vị đắng có tác dụng lợi tiểu, lợi ngũ tạng, thông kinh mạch…
Rau rút rất tốt đối với người bị tăng huyết áp vì thành phần của nó rất giàu kali, giúp cân bằng nước trong cơ thể để tăng sự đào thải cặn bã, chất độc hại, tăng cường bài tiết nước tiểu…
Chúng ta thường ăn sống rau diếp nên bạn phải chú ý đến vấn đề vệ sinh, rửa sạch sẽ để tránh tiêu chảy, nhiễm độc.
Nấm hương
Nấm Hương có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giảm mỡ, giảm huyết áp, kiện tỳ ích vị…
Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri nên rất tốt cho người bị cao huyết áp vì nó có tác dụng khống chế cholesterol trong máu, trong gan và giúp ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch.
Nấm hương là nguyên liệu có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, tiểu đường do thừa cholesterol…
Hành tây
Hành tây có tính ấm, vị cay, có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu…
Nhờ vị cay, hành tây có thể làm tan búi tắc mạch máu não và ức chế sự gia tăng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, trong hành tây có hàm lượng canxi phong phú nên sẽ bổ sung lượng canxi trong máu để giúp hạ huyết áp.
Đồng thời, những chất có trong hành tây còn có khả năng làm giảm sức cản của huyết quản ngoại biên và động mạch vành tim để ổn định huyết áp.
Cà chua
Cà chua tính mát, vị chua, có công dụng điều trị bệnh tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt…
Trong cà chua chứa chất xeton có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong cà chua giúp làm mềm huyết quản nên có tác dụng chống ung thư và chống xơ cứng động mạch.
Cà tím
Cà tím tính hàn lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu,…
Bên cạnh đó, cà tím giàu vitamin E và P có tác dụng nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản giúp chống xuất huyết. Trong cà chua còn chứa nhiều chất kiềm có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu nên sẽ phòng chống bệnh về tim gan rất tốt.
Trên đây là 10 loại rau giúp hạ huyết áp hiệu quả. Bạn hãy bổ sung chúng trong thực đơn hằng ngày để giúp ổn định huyết áp và có được một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
Nước ép cà chua
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện ra lycopene, một hóa chất dồi dào trong cà chua và mang đến cho loại quả này màu đỏ ngon lành, có khả năng ngăn các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch. Từ đó, mạch máu người bệnh được thông suốt hơn, giúp giảm huyết áp.
Để đạt được hiệu quả này, bạn chỉ cần uống một lượng rất ít: 1 ly nhỏ khoảng 200 ml nước ép cà chua nguyên chất mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo lợi ích chỉ đạt được khi bạn không cho thêm muối, đường vào nước ép.
Nước dừa
Nước dừa rất giàu kali và axit lauric có tác dụng điều hòa huyết áp, duy trì sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh bởi khả năng ổn định chỉ số cholesterol và giảm mỡ máu, củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
Nước ép táo
Táo chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần khoảng 50ml.
Nước ép lê
Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những người bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1- 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.
Nước ép cà rốt
Cà rốt có nhiều chất xơ và một phức hợp các chất có lợi cho huyết áp. Nếu uống 100ml nước ép cà rốt tươi, hai lần mỗi ngày trong 30 ngày sẽ thấy được tác dụng làm hạ huyết áp của nó. Ngoài ra, trong cà rốt còn có một chất bổ mắt là beta-caroten.
Nguồn: [Link nguồn]
Ít ai biết cây dừa cạn được trồng làm cảnh nhưng có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường và hạ huyết áp. Thân và lá có thể dùng để chữa một số bệnh ngoài...