Đây là loại bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới về số người mắc.
PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, cho biết hàng nghìn bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi mỗi năm tại bệnh viện này. Tuy nhiên, tại thời điểm chẩn đoán, trên 70% ca bệnh đã tiến triển hoặc di căn xa không có chỉ định điều trị triệt căn.
Theo thống kê, năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, con số này có thể sẽ tăng lên vào những năm tiếp theo. Đây là loại bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới về số người mắc.
Thuốc là là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi.
Có 2 loại ung thư phổi chính, đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Theo đó, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi thường là do khói thuốc lá. Thậm chí, ngay cả trên thế giới, người ta còn thống kê rằng khói thuốc lá là nguyên nhân của 80% các ca bệnh ung thư phổi. Lý do bởi các chất độc hại có trong khói thuốc sẽ tồn tại khá lâu bên trong phổi của người hít phải.
Theo thời gian, các chất độc hại này sẽ làm biến đổi các tế bào trong phổi, dẫn đến căn bệnh ung thư phổi quái ác.
Một điều quan trọng khác nữa là không chỉ người hút trực tiếp mới có nguy cơ bị mắc, mà ngay cả những người hút gián tiếp (bị hít phải khói thuốc) cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí còn cao hơn cả những người hút thuốc trực tiếp.
Ngoài ra, có cả các nguyên nhân khác gây ra bệnh như việc tiếp xúc thường xuyên với các phóng xạ như Radon, Amiang, thạch tín, niken, crom… Sự ô nhiễm không khí, khói bụi trong không khí và cả tiểu sử gia đình cũng có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó, nếu đã từng mắc ung thư phổi và được chữa khỏi, cũng sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ tái phát cao nếu không áp dụng một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Người từ 50 đến 80 tuổi; người từng mắc ung thư phổi và đã điều trị được từ 5 năm trở lên; gia đình có người bị ung thư (ung thư phổi hoặc ung thư nào khác), khởi phát trước tuổi 60, nên tầm soát.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh ung thư phổi
Mặc dù chúng ta đều biết, việc phát hiện sớm bệnh ung thư sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công cho căn bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khi phát hiện ra bệnh ung thư phổi thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối. Vì sao lại có những trường hợp như vậy?
Theo các bác sỹ chuyên gia của bệnh viện K, có 2 lý do dẫn đến các trường hợp kể trên. Đầu tiên, là do thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân còn thấp. Đa số chúng ta thường đến bệnh viện khi thấy các hiện tượng của bệnh trở nên nặng và không thể tự chữa ở nhà. Chính vì tâm lý sợ bệnh viện, sợ khám bệnh đó đã khiến cho nhiều người không thể phát hiện sớm bệnh ung thư phổi.
Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi cũng khá khó để nhận ra và thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Do đó, cần lưu ý một số triệu chứng thường gặp của giai đoạn sớm bệnh ung thư phổi dưới đây:
- Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.
- Thường xuyên thấy đau ngực.
- Ho ra máu.
- Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.
- Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.
- Phù nề vùng mặt và cổ.
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
- Mệt mỏi.
Chẩn đoán bệnh ung thư phổi như thế nào?
Trong trường hợp bạn phát hiện ra mình có những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi kể trên, hãy tới ngay các bệnh viện lớn để kiểm tra và xét nghiệm. Sàng lọc và phát hiện sớm có vai trò quyết định hiệu quả điều trị ung thư phổi.
Ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến việc điều trị không đúng phương pháp. Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… thì phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi luôn được đặt lên hàng đầu. Sàng lọc là tìm kiếm ung thư trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng gì. Sàng lọc giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, giúp tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn cho việc điều trị. Bởi vì khi bệnh nhân đã có triệu chứng, ung thư có thể đã bắt đầu lan rộng.
Bác sĩ khuyên sàng lọc bệnh mỗi năm một lần. Ngừng sàng lọc khi người có nguy cơ đã hơn 80 tuổi, ngừng hút thuốc trên 15 năm và đã sàng lọc nhiều lần trong quãng thời gian đó nhưng không phát hiện bệnh, hoặc có các vấn đề sức khỏe làm hạn chế tuổi thọ, hạn chế khả năng phẫu thuật phổi (ví dụ bệnh tim mạch nặng, suy thận nặng...).
Nguồn: [Link nguồn]
Ung thư ruột thừa là một bệnh ít gặp. Ở giai đoạn sớm, bệnh không có những biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện.
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])